Bước 1. Viết tiêu đề bài quyên góp cứu trợ

Tiêu đề quyên góp là nơi đầu tiên người đọc nhìn thấy trên bài đăng của bạn. Thu hút sự chú ý bằng một tiêu đề ngắn gọn (khoảng mười chữ) tập trung vào mục tiêu, đối tượng, hoàn cảnh mà bạn muốn họ ủng hộ.

Hướng dẫn:

1. Sử dụng từ ngắn gọn cô đọng để nêu bật vấn để

Ví dụ:

Nên:

"Hỗ trợ áo ấm cho trẻ em Mường tè"

"Trợ giúp cháu Xuân Mai chữa bệnh Lao cấp tính"

"Ngăn chặn xả chất thải nhà máy xuống sông Hồng"

Không nên:

"Đóng góp để ngừng hành vi vô nhân đạo khi sử dụng quá nhiều hóa chất và thuốc tăng trọng trong các trang trại..."

2. Tập trung vào giải pháp cụ thể

Ví dụ:

“Lắp đặt thêm nhà vệ sinh trên phố đi bộ”

"Cần cộng đồng chung tay đưa nước về trạm y tế Thiên Sơn"

3. Nêu sự khẩn cấp

Ví dụ: "Hãy giúp con gái tôi được phẫu thuật tim trước khi quá muộn"

Bước 2. Cá nhân, tổ chức có khả năng đóng góp

Lựa chọn người, nhóm cộng đồng, cơ quan tổ chức có thể tham gia đóng góp hoặc kêu gọi quyên góp (Để gửi bài kêu gọi donate đến họ)

Đây là tên của người, tổ chức hoặc nhóm người có nhiều khả năng đóng góp hay kêu gọi quyên góp giúp bạn. HopeCom.org sẽ gửi cho họ thông tin cập nhật về đơn của bạn nhằm thúc đẩy, vận động họ xem xét trợ giúp.

Hướng dẫn:

1. Lựa chọn người, nhóm cộng đồng hay cơ quan, đơn vị có thể đóng góp cho hồ sơ quyên góp của bạn

Cần tìm hiểu kỹ để tìm được đúng người, nhóm, tổ chức có thể đóng góp, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng nêu trong bài donate của bạn.

2. Chọn người, tổ chức có khả năng trợ giúp đóng góp cho hồ sơ của bạn.

Bạn nên nhắm mục tiêu là cộng đồng liên quan đến đối tượng hồ sơ Cứu trợ. Khi cần thiết cũng có thể nhắm mục tiêu gồm nhiều cá nhân, chẳng hạn như một số thành viên có uy tín, nhân vật nổi tiếng, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Ví dụ:

“ Kính gửi: - Cộng đồng các nhà hảo tâm

- Nghệ sỹ hài Công Lý

- Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Công ty MTV Công nghệ mới

...”

3. Đưa địa chỉ email của họ vào đơn

Hopecom.org sẽ tự động thông báo cho Người giải quyết Đơn khi Cứu trợ được khởi tạo và khi nó được ký ủng hộ.

Nhập vào ô người giải quyết đơn: Gõ tên kèm chức danh, mỗi người, tổ chức cách nhau bằng dấu phẩy (,)

Bước 3. Trình bày nội dung chi tiết của bài quyên góp - Cứu trợ

Đây là nơi bạn thuyết phục mọi người quyên góp. Mô tả đối tượng, hoàn cảnh, mục tiêu cần đóng góp. Bạn cũng có thể cung cấp các thông tin bổ sung. Vì nhiều người không đọc hết toàn bộ Đơn cứu trợ, do đó cần trình bày một cách ngắn gọn nhất có thể

Hướng dẫn:

1. Mô tả những đối tượng chịu ảnh hưởng và vấn đề khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

Người đọc thường ủng hộ khi họ hiểu và chia sẻ với người gặp hoạn nạn.

Thể hiện tính cụ thể cá nhân

Người đọc có nhiều khả năng đóng góp hỗ trợ Đơn của bạn nếu thấy rõ lý do tại sao bạn quan tâm, đặc biệt khi đó là câu chuyện về một cá nhân cụ thể, hoàn cảnh gia đình, một địa danh dễ nhận biết...

2. Mô tả giải pháp

Giải thích những gì cần thiết và ai có thể thực hiện kêu gọi donate. Nói rõ hậu quả gì xảy ra nếu bạn quyên góp thành công hoặc thất bại.

Trình bày các ý trên trong Bối cảnh cụ thể:

Cần cung cấp thông tin cơ bản, lịch sử hoặc bằng chứng để hỗ trợ đơn yêu cầu của bạn. Cần vạch ra một cách ngắn gọn các nội dung cần cứu trợ. Xin lưu ý rằng các kiến nghị thành công thường ngắn gọn và cô đọng, giới hạn phần này dưới 500 chữ.

Trọng tâm Đơn quyên góp, Cứu trợ:

Hãy viết chính xác đoạn văn bạn sẽ yêu cầu mọi người đóng góp, hay kêu gọi cộng đồng.

Thường là một đề nghị cho mục tiêu quyên góp.

Ví dụ:

"Chúng tôi, kêu gọi các nhà hảo tâm, cộng đồng trợ giúp kinh phí để nhóm chuyên gia thực hiện chiến dịch bảo tồn động vật hoang dã tại đảo Thổ Chu..."

Lời văn của bạn cần ngắn và cô đọng. Giới hạn phần này 200 chữ.

Bước 4. Ghi số lượng mục tiêu số tiền cần đạt được:

Hướng dẫn:

Đặt một mục tiêu có thể đạt được: Khi quyết định số tiền gây quỹ, hãy nghiên cứu hồ sơ xem bạn cần bao nhiêu tiền để giúp giải quyết thành công, và cần chọn số tiền bạn có thể đạt được.

Mọi người có nhiều khả năng đóng góp nếu họ cảm thấy trường hợp của bạn thực sự cần thiết và có thể thành công. Có thể kèm theo các tài liệu như thông báo viện phí, chi phí điều tra, gắn chip cho đàn voi trong vườn quốc gia...

Tạo ra cảm giác có thể đạt được bằng cách cho người ủng hộ biết bạn có kế hoạch để đạt được mục tiêu của bạn. Ví dụ: Bạn nêu rõ rằng "Chỉ cần có một nghìn người ủng hộ mỗi người 50.000 đồng, chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu gây quỹ cho bệnh nhân này”

Bước 5. Thêm hình ảnh, Video clip

Cùng với tiêu đề của bạn, hình ảnh hoặc video sẽ là điều đầu tiên mà độc giả nhìn thấy. Hình ảnh hoặc video cũng sẽ được nhìn thấy khi mọi người chia sẻ bài đăng của bạn trên mạng xã hội.

Đơn có hình ảnh hay Video có tỷ lệ phản hồi và ủng hộ cao hơn khoảng 5 lần so với đơn không có.

Hủy bỏ
Hướng dẫn:

Hiển thị cảm xúc

Một bức ảnh tuyệt vời có thể tạo ra cảm xúc và gây chú ý ngay lập tức cho bài quyên góp của bạn. Hình ảnh của người hoặc động vật thường có hiệu quả hơn cả. Cỡ ảnh đề xuất 1600 x 900 pixels.