Ngày 01/6/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong đó nêu rõ “Đến năm 2020, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”
Năm 2012- 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát tuy nhiên dẫn đến hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù còn nhiều khó khăn, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo. Nhờ các chính sách hỗ trợ nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo, cận nghèo vẫn được bảo đảm.Đặc biệt, ngày 01/6/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong đó nêu rõ “Đến năm 2020, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân
1.Chính sách giảm nghèo
Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo, cận nghèo qua việc cấp tín dụng ưu đãi cho sản xuất kinh doanh, đất sản xuất, dạy nghề, khuyến nông lâm ngư, xuất khẩu lao động và các chính sách hỗ trợ gián tiếp như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, pháp lý... Trẻ em trong các hộ gia đình nghèo được ưu đãi, giảm học phí và các khoản đóng góp, nhận học bổng và trợ cấp xã hội, hỗ trợ học bán trú, được vay để học nghề, cao đẳng, đại học và hỗ trợ toàn bộ đóng bảo hiểm y tế... Giảm nghèo được thực hiện đồng thời trên các cấp độ: người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và huyện nghèo. Các chương trình 135, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80 của Chính phủ… đã hướng đến các địa bàn nghèo nhất, các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo… nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng. Các đoàn thể, doanh nghiệp cũng đã có nhiều sáng kiến để góp phần giảm nghèo thông qua việc hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, xây nhà, cấp học bổng, phát triển giao thông xã, huyện.
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm tạo việc làm và giảm nghèo như đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân cả nước. Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững.
Ngày 08/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 với tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 27.509 tỷ đồng, huy động từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Mục tiêu đến năm 2015, 10% số huyện nghèo và 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011, trong đó riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần. Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt...
Kết quả, quốc tế đã ghi nhận Việt Nam đạt được thành tựu nổi bật trong giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 22% năm 2006 xuống còn 9,46% năm 2010, bình quân cả nước giảm 2% hộ nghèo/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 2,0 lần, đời sống người nghèo được cải thiện. Đặc biệt, bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều đổi mới, góp phần giảm sự gia tăng khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư. Riêng năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch là 2% nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một cố gắng lớn
.
Tuy nhiên vẫn còn những thách thức như: Triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo còn bất cập do nhiều cơ quan, tổ chức cùng tiến hành dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán; công tác lập kế hoạch giảm nghèo còn yếu; Quan niệm về nghèo đói chỉ giới hạn vào nghèo đói thu nhập trong khi chuẩn nghèo thấp dẫn đến tỷ lệ hộ cận nghèo cao. Xác định đối tượng hộ nghèo còn nhiều thiếu sót. Nhiều tiêu chí như sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Một bộ phận hộ nghèo không được hưởng lợi từ các chính sách do bị hạn chế về điều kiện tham gia. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Mức hỗ trợ về giáo dục, y tế đối với hộ nghèo còn nhỏ so với nhu cầu chi của hộ gia đình; Sự minh bạch của các thông tin về cơ chế chính sách còn hạn chế. Nhiều hộ dân chưa biết thông tin về các chính sách, dự án từ đó làm giảm hiệu quả của chương trình. Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo còn yếu.
Tình hình giảm nghèo có xu hướng chậm lại và khó khăn hơn. Người nghèo chủ yếu tập trung trong nhóm người dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Việt Nam nằm trong khu vực thường xảy ra mưa, bão, lũ lụt, khí hậu toàn cầu biến đổi kèm theo hiện tượng nước biển dâng đặt ra những thách thức mới về giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Bên cạnh đó là nhưng nguy cơ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rủi ro thiên tai, rủi ro xã hội ngày càng có qui mô lớn hơn, ảnh hưởng trên diện rộng hơn và khó lường .
2. Bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ, năm 2012 có trên 10,3 triệu người tham gia, chiếm hơn 20% lực lượng lao động cả
nước. Hiện nay có trên 1,9 triệu người được hưởng lương hưu hàng tháng
[5], Số người ngoài tuổi lao động
[6] có lương hưu mặc dù đã gia tăng hàng năm nhưng mới chiếm 20% dân số cùng nhóm tuổi. Tuy nhiên, đến nay còn 60% dân số từ 60-80 tuổi không có lương hưu và không được hưởng bất kỳ một khoản trợ cấp nào khác, họ phải sống dựa vào nguồn tự tích lũy từ người thân trong gia đình hoặc từ cộng đồng.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tính đến hết tháng 11 năm 2012, cả nước mới có 137.259 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 44.197 người (
47,5%) so với cùng kỳ năm 2011
[7]. bằng 0,2% lực lượng lao động và 0,3% lao động phi chính thức. Độ bao phủ của BHXH không cao trong bối cảnh quá độ dân số đã bước vào giai đoạn già hóa cảnh báo tỷ lệ người cao tuổi có lương hưu từ BHXH thấp, sẽ là gánh nặng cho NSNN về bảo đảm ASXH trong tương lai. Tỷ lệ thấp LLLĐ tham gia BHXH tự nguyện cho thấy các chính sách BHXH hiện hành chưa thực sự phù hợp với đặc điểm mức sống của người dân trong điều kiện thị trường lao động còn chưa phát triển ở nước ta.
Bảo hiểm thất nghiệp: Trong điều kiện kinh tế suy giảm bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước trở thành công cụ hỗ trợ người lao động khi mất việc. Đến nay, có trên 8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm trên 45% số lao động làm công ăn lương. Năm 2011, có 336 nghìn người đăng ký thất nghiệp, trong đó 291 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, 218 nghìn người được tư vấn hỗ trợ tìm việc làm và trên một nghìn người được hỗ trợ học nghề
[8]. Năm 2012, số người đăng ký thất nghiệp tăng 44%, số người đề nghị hưởng BHTN, tăng 48%. Quá trình triển khai chính sách cho thấy phạm vi áp dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hẹp, mới cho phép lao động làm việc trong các đơn vị có quy mô từ 10 lao động trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nên đã hạn chế khả năng tham gia của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ dưới 10 lao động. Bên cạnh đó, có biểu hiện lạm dụng quĩ bảo hiểm thất nghiệp.
Trợ giúp xã hội thường xuyên: Tính đến hết tháng 11 năm 2012,thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật, các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho 2.650.000 đối tượng; tăng gần 1,6 lần so với tháng 12/2011 (1.674.000); cấp thẻ BHYT miễn phí cho 2.530.000 đối tượng, nuôi dưỡng khoảng 42.000 đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội và hỗ trợ chi phí mai táng cho 742.000 đối tượng qua đời; ước tổng kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội là 8.735 nghìn tỷ đồng, tăng 1,76 lần so với năm 2011 (5.224 tỷ đồng)
[9].
Ngoài trợ giúp tiền mặt, các mô hình trợ giúp xã hội (TGXH) cho từng nhóm đối tượng cũng được xây dựng phù hợp với nhu cầu của mỗi nhóm và bổ sung phần cho nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách. Tính đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 432 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có 182 cơ sở công lập và 250 cơ sở ngoài Nhà nước, nuôi dưỡng khoảng 41,4 nghìnngười
[10].
So với số đối tượng thực tế trong xã hội thì diện đang được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên còn hẹp, mức chuẩn trợ cấp mặc dù đã được điều chỉnh theo biến động kinh tế, tăng lên 180 nghìn đồng/người/tháng nhưng vẫn thấp, chưa theo kịp mức tăng lương tối thiểu, trong khi đó chỉ số giá sinh hoạt tăng cao
[11]. Đời sống của các đối tượng, vì thế, còn nhiều khó khăn. Xã hội hóa công tác chăm sóc người yếu thế chưa khai thác hết tiềm năng của cộng đồng và xã hội.
Trợ giúp xã hội đột xuất : Biến đổi khí hậu và thiên tai có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng trầm trọng đối với một bộ phận dân cư, một số vùng miền. Ngoài ra, rủi ro kinh tế trong nền kinh tế thị trường càng ngày càng rõ nét ở nước ta. Do vậy, công tác trợ giúp xã hội đột xuất được Nhà nước và cộng đồng xã hội ngày càng quan tâm. Đến hết tháng 10 năm 2012, Chính phủ quyết định hỗ trợ 41.154 tấn gạo cho 504.779 hộ với 1.961.551 người thiếu đói của 19 tỉnh; đồng thời hỗ trợ 162 tỷ đồng cho 13 tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu. Về tình hình thiệt hại do thiên tai, từ đầu năm đến nay đã có 9 người chết, 01 người mất tích, 14 người bị thương; 444 nhà đổ, 5.628 nhà bị tốc mái; 20.416 ha lúa bị thiệt hại. Nhìn chung các địa phương đã có nhiều cố gắng và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Chính phủ; kiểm tra, rà soát tình hình thiếu đói, thiệt hại do thiên tai trên cơ sở đó xây dựng các phương án cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm các mô hình hỗ trợ phương tiện sinh sống vùng ngập lũ; hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo vùng sông Cửu Long; hỗ trợ cải thiện sinh kế cho hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bảo vệ nhà ở, chuồng trại, vật nuôi vùng bị thiên tai, rét đạm, rét hại; hỗ trợ thay đổi sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
[12].
Bên cạnh đó, công tác trợ giúp đột xuất vẫn còn có những bất cập như: phạm vi của các chính sách còn hẹp, mới tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro do thiên tai, chưa tính đến những rủi ro do tác động của sản xuất kinh doanh, mất mùa, khủng hoảng kinh tế toàn cầu; mức trợ cấp còn thấp, mới chỉ bù đắp được một phần thiệt hại, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ gia đình, trong nhiều trường hợp hỗ trợ vẫn chưa kịp thời; chưa phân cấp đủ mạnh cho các địa phương trong việc chủ động tổ chức trợ giúp đột xuất.
Bảo hiểm y tế: Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, nếu năm 2011 đạt 58,5 triệu người, chiếm 67% dân số cả nước, trong đó Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho 45,6 triệu người chiếm 78% số người được hỗ trợ (hỗ trợ một phần cho 16,8 triệu người và hỗ trợ toàn bộ cho 28,8 triệu người), đặc biệt trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ được hỗ trợ lên đến 83%. Đến năm 2012, số người tham gia BHYT của cả nước đạt hơn 60 triệu người, chiếm hơn 68% dân số
3. Một sốkhuyến nghị trong thời gian tới
Thứ nhất, cần chú trọng giải quyết việc làm, tiếp tục hoàn thiện Luật việc làm, Luật lương tối thiểu… tăng cường mở rộng việc làm trong FDI, khu vực tư nhân.. ; Tăng cường tính linh hoạt của TTLĐ, hỗ trợ chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất thấp đến năng suất cao thông qua các chính sách tín dụng tạo việc làm.., xây dựng chương trình Việc làm công; Có các chính sách khuyến khích các ngành ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt lao động kỹ năng thấp, lao động nữ, lao động di cư làm việc trong các khu CN, khu chế xuất; Phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và hệ thống tư vấn hướng nghiệp nâng cao khả năng có việc làm cho lao động trẻ, thực hiện thành công chính sách phân luồng trong giáo dục; Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, xã hội vào tạo việc làm và giám sát quá trình hoạch định chính sách và phát triển thị trường lao động
Đẩy mạnh các chương trình tạo việc làm, trong đó đặc biệt quan tâm đến người lao động từ các hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có nhiều cơ hội tiếp cận được việc làm với thu nhập ổn định và điều kiện làm việc tốt thông qua: nghiên cứu xây dựng Chương trình việc làm công cho người thất nghiệp, thiếu việc làm; thực hiệnchương trình dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt đối với nhóm dân tộc thiểu số theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015; Hoàn thiện Luật và chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên cho người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, đảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo, cần được thực hiện theo hai hướng: một là, hỗ trợ hộ nghèo có việc làm với thu nhập ngày càng tăng để thoát nghèo, đạt thu nhập tối thiểu và nâng cao thu nhập; hai là, hỗ trợ tiền mặt để bảo đảm thu nhập tối thiểu, đủ điều kiện cho trẻ em học hành, được chăm sóc y tế, chống suy dinh dưỡng.Hướng tới bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân. Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý hoặc phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80 của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, ưu tiên người nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội, bằng việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ thường xuyên
; Sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP theo hướng tăng cường đối tượng hỗ trợ và nâng mức trợ cấp
; Xây dựng gói hỗ trợ toàn diện cho học sinh con em hộ nghèo
; Khuyến khích mở rộng các hình thức hỗ trợ phi chính thức tại cộng đồng.
Thứ tư, mở rộng sự tham gia người lao động tiếp cận bảo hiểm xã hội , qua việc tăng cường chế tài và mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc trong bối cảnh kinh tế biến động nhanh và già hóa dân số nhằm tăng cường tính an ninh việc làm cho người lao động; Xây dựng chính sách khuyến khích người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện thông qua biện pháp Nhà nước hỗ trợ một phần phí tham gia BHXH; Mở rộng phạm vi của BHTN. Tăng cường chế tài đối với việc lạm dụng quĩ BHTN.
Thứ năm, hướng tới cung cấp dịch vụ an sinh tối thiểu bảo đảm cho người dân tiếp cận giáo dục thông qua việc tăng cường phổ cập giáo dục cấp 2 và giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi; Tăng cường y tế tối thiểu cho người dân (tham gia bảo hiểm y tế và chăm sóc cơ bản);
Bảo đảm nhà ở tối thiểu cho người nghèo nông thôn, người thu nhập thấp trong đô thị, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề và lao động làm việc trong các khu công nghiệp khu chế xuất; Tăng cường về nước sạch và thông tin và văn hóa đối với người dân ở nông thôn, đặc biệt dân tộc thiểu số và các huyện nghèo./.
0 Comments
Bình luận của bạn đang được chờ xử lý, chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian sớm nhất.