Kiến nghị và giải pháp về xóa đói giảm nghèo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

1660

Đã có 1.660 người ký.

Kiến nghị này được gửi đến:

admin

1660 Đã ký

Nội dung kiến nghị như sau:

1. Tuy chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo nhưng thật sự nó có hiệu quả không khi những số tiền từ Trung ương rót xuống địa phương bị thất thoát và sử dụng không đúng mục đích, vì thế Chính phủ cần có những giải pháp chặt chẽ hơn không để “quan thì mập béo, thiên hạ gầy còm”.

2. Với các chương trình 135, hỗ trợ lãi suất thấp của Chính phủ thật sự đã thực hiện rất tốt nhưng cần nên xem xét lại, chúng ta nên “cho họ cần câu, đừng cho họ con cá” hướng cách làm ăn cho người dân không định hướng được việc làm, ví dụ như Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo, tái nghèo, hộ vượt nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ về vốn, cây con, giống, nhà ở, đất sản xuất, việc làm… cử các kỹ sư nông nghiệp mở các lớp khuyến nông, khuyến ngư…bên cạnh đó mở các lớp đào tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi như đan giỏ lục bình, đan chiếu, trầm nón…giúp các đối tượng này để có điều kiện làm ăn, vươn lên thoát nghèo…

3. Qui định thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, như hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật để sau khoảng thời gian đó họ có thể vượt nghèo hoặc ít nhất là thu nhập họ sẽ cao hơn trước khi thực hiện chính sách đó. Sau thời gian trên nếu chưa thể thoát nghèo thì họ phải chịu các suy xét khắc khe hơn để được hỗ trợ.

4. Hiện nay có rất nhiều chương trình từ thiện, nhiều đến nỗi chúng ta không thể đếm được với những số tiền “ khồng lồ” được quyên góp cho người dân nghèo nhưng đó thật sự là “ảo” hay “ thật”? Các doanh nghiệp không nên quảng cáo thương hiệu của mình bằng cách đó vấn đề này không chỉ mang tính đạo đức nghề nghiệp mà còn mang tính nhân văn. Vì thế để các chương trình từ thiện đạt hiệu quả ta nên xem xét và thành lập những chương trình uy tín hơn nâng cao niềm tin của người dân vào những “ Quỹ từ thiện” này để nó thật sự mang đúng nghĩa.

5. Đề nghị các Ngân hàng CSXH cho vay có trọng tâm, không cào bằng, chỉ nên cho vay đối với những hộ có điều kiện sản xuất và chí thú làm ăn. Có như vậy sử dụng vốn vay mới hiệu quả.

6. Bên cạnh đó về mặt hỗ trợ lãi suất chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội cấp trên với hội cấp dưới; nhất là với tổ tiết kiệm, vay vốn, có vậy mới nâng cao được chất lượng tín dụng ưu đãi và hạn chế được các hiện tượng tiêu cực. BCH Hội cấp tỉnh, huyện, cần bố trí từ 1 đến 2 đồng chí theo dõi, nắm bắt, phân tích tình hình các mặt hoạt động của cơ sở, nếu nhận thấy có vương mắc thì phải xuống giải quyết kịp thời. Nên phát hành cho cơ sở cuốn cẩm năng áp dụng KH-KT về cây trồng, vật nuôi và quản lý các nguồn vốn, giúp vay sử dụng vốn vay đúng mục đich, mang lại hiệu quả…

7. Đề nghị Ngân hàng CSXH nghiên cứu phân bổ vốn vay đều cho các đoàn thể ở xã, để tránh tình trạng đoàn thể này nhiều, đoàn thể kia ít; đoàn thể được vay quá nhiều thì không quản lý nổi, cán bộ hội ở xã hằng ngày chỉ lo quản lý nguồn vốn mà buông xuôi nhiệm vụ chuyên môn, dẫn đến thất thoát vốn và hư hỏng cán bộ; còn đoàn thể được vay ít thì không đủ vốn hỗ trợ cho hội viên vay để xóa đói giảm nghèo…

8. Nên đổi mới một số quy định và cách làm ví dụ như trong triển khai thực hiện chương trình vay vốn, rất nhiều khó khăn do một số quy định của Ngân hàng CSXH, như: một tổ vay vốn phải có từ 20 hội viên trở lên; hoặc trong một hộ gia đình, nếu có một thành viên vay vốn ở nguồn nông thôn, thì không được vay các nguồn khác.

9. Chúng ta có thấy rằng việc thành lập Ngân hàng CSXH để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo và hộ chính sách, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một chủ trương đúng, hợp lòng dân, vì thế chương trình này cần mở rộng về quy mô và đi vào chiều sâu, chủ trương xóa đói giảm nghèo ngày càng đạt kết quả hữu hiệu.

Muốn vậy, ngoài sự gắn kết giữa hai ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, với tinh thần đầy trách nhiệm giữa các đoàn thể, cấp ủy, chính quyền cơ sở và Ngân hàng CSXH, trong đó, cấp ủy, chính quyền có vai trò hết sức quan trọng trong khâu tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi và đề nghị cho vay đúng đối tượng. Bên cạnh đó, triển khai cho vay cần dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở địa phương; những hộ gia đình có vay vốn cần được tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; sự gắn kết giữa Ngân hàng CSXH, đoàn thể và các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư, cũng phải được đảm bảo tốt…

10. Sự cần thiết phải có chính sách đặc thù cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao ở Đồng bằng sông Cửu Long

11. Đề xuất khung chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các địa phương có tỷ lệ nghèo đói cao của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngày đăng: 06.03.2018