Bảo vệ rừng, phòng chống lũ lụt miền Trung

605

Đã có 605 người ký, hãy cùng nhau đạt được 1.000

Kiến nghị này được gửi đến: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Dân Nguyện Quốc hội Dương Thanh Bình, Quốc hội Khóa XIV

Lê ad HC

605 Đã ký

 

______________________________________________________

UPDATE

Nỗ lực không mệt mỏi của chúng ta để ngăn chặn nạn phá rừng đã được Chính phủ lắng nghe. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có văn bản yêu cầu các địa phương dừng thủy điện nhỏ.

Cảm ơn các bạn đã chung tay ký vào bản Kiến nghị. Cùng nhau chia sẻ đạt đến 1000.

__________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Ngăn chặn nạn phá rừng và bảo vệ môi trường 

 

Kính gửi:    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,

                   Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Dương Thanh Bình

                   Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XIV  

Chúng tôi, những người ký đơn xin kiến nghị như sau:

Trong tháng 10 vừa qua thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung gây hậu quả nặng nề. Đến ngày 31/10 đã có 229 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế hơn 30.000 tỷ đồng*.

Rừng tự nhiên - lá chắn chống sói mòn, sạt lở đất - đang bị tàn phá, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung ngày càng lớn, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng, gây thảm họa thương tâm cả về tính mạng và kinh tế. 

Rừng bị mất đi: Do khai thác, chặt phá rừng trái phép. Theo báo Người Lao động "Từ đầu tháng 8-2020 tới nay, tình trạng khai thác và vận chuyển gỗ trái phép ở khu vực rừng phòng hộ xung quanh Nhà máy Thủy điện ĐăkRe (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra rầm rộ, công khai." Lâm tặc lộng hành và sẵn sàng tấn công kiểm lâm khi bị truy đuổi.

Do phát triển thủy điện nhỏ tràn lan. Toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên có tổng cộng 293 dự án trên thực địa và 167 đang qui hoạch chỉ riêng 1 khúc ruột miền Trung.* Riêng khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cũng đã có 4 dự án thủy điện nhỏ! "Thủy điện phát triển tới đâu tình trạng chặt phá rừng đi tới đó. Chặt phá rừng để làm thủy điện, chặt phá rừng xây hồ chứa, cách hành xử với sông, núi như vậy thì chắc chắn sông, núi sẽ phải trả lời."*

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, từ 2016 - 2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.283ha, tức mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng (mất 6,5ha mỗi ngày)

Chúng ta đang có cơ hội lớn để chặn đứng vấn nạn kể trên khi Quốc hội đã bắt đầu thảo luận tại Hà nội.

Những người ký tên dưới đây xin kiến nghị: Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết để bảo tồn rừng và phòng tránh lũ lụt, sạt lở đất cho đồng bào miền Trung. Chúng tôi cũng đề nghị ngay lập tức Đóng cửa rừng phòng hộ đầu nguồn, cấm buôn bán lưu thông các sản phẩm gỗ, động vật khai thác bất hợp pháp từ rừng miền Trung và dừng ngay các thủy điện nhỏ không hiệu quả hoặc không tuân thủ qui định về phòng chống lũ lụt.

Trân trọng!

Lê An - Thừa Thiên Huế và những người ký tên dưới đây._

__________________________

Hãy cùng gửi 1000 chữ ký vào bản kiến nghị. Ngay khi đạt mốc này, chúng ta sẽ in ấn chuyển trực tiếp đến Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện để thông qua pháp lệnh bảo vệ rừng, phòng tránh lũ lụt cho khúc ruột miền Trung.

___________________________

Tham khảo các bài báo đã đăng tải:

Bộ Công thương đề nghị dừng xây mới thủy điện nhỏ: https://vnexpress.net/bo-cong-thuong-de-nghi-dung-xay-moi-du-an-thuy-dien-nho-4212596.html

Thủ tướng: cần hạn chế thủy điện nhỏ để tránh việc chiếm rừng, phá rừng: http://kinhtedothi.vn/thu-tuong-han-che-thuy-dien-nho-de-tranh-viec-chiem-rung-pha-rung-400578.html 

Quốc hội cần có nghị quyết di dân ra khỏi vùng thiên tai: https://plo.vn/thoi-su/quoc-hoi-can-co-nghi-quyet-di-dan-ra-khoi-vung-thien-tai-947651.html 

Lũ lụt lở đất miền Trung: "Thủ phạm nào" gây thảm họa?: https://laodong.vn/moi-truong/lu-lut-lo-dat-o-mien-trung-thu-pham-nao-gay-tham-hoa-847810.ldo 

Thủy điện nhỏ, tác hại lớn: https://kinhtemoitruong.vn/thuy-dien-nho-tac-hai-lon-50722.html

Từ chối mua điện từ thủy điện Thượng Nhật vì không chấp hành công điện chống bão: https://tuoitre.vn/tu-choi-mua-dien-tu-thuy-dien-thuong-nhat-vi-khong-chap-hanh-cong-dien-chong-bao-20201029215559822.htm

Công tác bảo vệ rừng, những thách thức không nhỏ: http://m.baokiemtoannhanuoc.vn/ban-doc-quan-tam/cong-tac-bao-ve-va-phat-trien-rung-nhung-thach-thuc-khong-nho-145851 

Mưa lũ và nạn phá rừng ở miền Trung: https://kinhtemoitruong.vn/mua-lu-va-nan-pha-rung-o-mien-trung-50379.html

Bài 1: Lũ lụt có phải do thủy điện: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-1-lu-lut-co-phai-do-thuy-dien-641907

Giáo sư " Người rừng": Chúng ta đang buôn bán, đánh đổi với thiên nhiên: https://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/giao-su-nguoi-rung-chung-ta-dang-buon-ban-danh-doi-voi-thien-nhien-682687.html#inner-article

Phá rừng và cái giá phải trả. - Bài 1: Rừng "chảy máu" khắp nơi: https://plo.vn/do-thi/pha-rung-va-cai-gia-phai-tra-bai-1-rung-chay-mau-khap-noi-946177.html

Rừng, sạt lở và lũ đá: https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rung-sat-lo-va-lu-da-853888.ldo

Rừng tự nhiên Việt Nam: Lâm tặc phá 1, địa phương cho phá gấp...9 lần! https://laodong.vn/xa-hoi/rung-tu-nhien-tai-viet-nam-lam-tac-pha-1-dia-phuong-cho-pha-gap-9-lan-852735.ldo 

Nói không với thủy điện đâu khó: https://tuoitre.vn/noi-khong-voi-thuy-dien-dau-kho-20201129075154096.htm

Ngày đăng: 30.10.2020