Kiến nghị công nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

59

Đã có 59 người ký, hãy cùng nhau đạt được 1.000

Kiến nghị này được gửi đến: Quốc hội khoá 15, Bà Nguyễn Thúy Anh Chủ nhiệm UB các vấn đề Xã hội, Ông Dương Thành Bình Trưởng Ban Dân nguyện QH, Ông Lê Thành Long Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Lan

59 Đã ký

"Luôn ủng hộ quyền bình đẳng của người thiểu số, trong đó có người đồng tính. Cuộc sống cần có sự nhân ái và lòng bao dung"

Hôn nhân đồng tính tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).

Như vậy, hôn nhân đồng giới không bị coi là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Theo đó, những người đồng tính ở nước ta vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.

Việc quy định không cấm mà cũng không cộng nhân hôn nhận đồng giới là vấn đề rất lửng lơ, vì không cấm tức là được làm, như thế xử lý hậu quả pháp lý sẽ có hệ lụy... 

Kiến nghị công nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Chúng tôi làm đơn này tới: Quốc hội khoá 15, Chủ nhiệm UB Xã hội, Trưởng Ban Dân nguyện QH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 Kiến nghị bổ sung luật Dân sự hoặc Hôn nhân gia đình công nhận hôn nhân đồng tính để bảo vệ quyền con người và quyền mưu cầu hạnh phúc theo Hiến pháp 2013.

Về mặt pháp lý thì người đồng tính là những con người và là công dân, họ đương nhiên được hưởng các quyền vốn có của con người và công dân như những người bình thường khác. Vì vậy, việc họ cũng có quyền kết hôn là hoàn toàn hợp lý.

Về đạo lý, khoa học đã chứng minh đồng tính không phải là bệnh tật, không lây lan, nó là xu hướng tình cảm tự nhiên vốn có của tạo hoá. LGBT là nhóm thiểu số và yếu thế trong xã hội cần được tôn trọng và bảo vệ. 

Chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét công nhận vì nó phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và thể hiện tính nhân văn ưu việt quảng đại của chế độ, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội.

Hiện nay, xã hội cởi mở hơn thì người đồng tính có điều kiện bộc lộ mình, thể hiện những nhu cầu, khát vọng bình thường của một con người trong cuộc sống, được yêu và kết hôn, sống theo nhu cầu, sở thích... Những điều này là chính đáng.

===============================

Một số đám cưới của các cặp đôi đồng tính tại Việt Nam và trên thế giới

Đám cưới giữa Tú Tri – Yun Bin, vào tháng 7.2019, cả hai đã quyết định về chung một nhà bằng đám cưới cổ tích. Hôn lễ của cặp đôi có sự chứng kiến và chúc phúc của gia đình hai bên

John Huy Trần là một cái tên không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Anh thường xuất hiện trong các chương trình truyền hình ăn khách. Là một biên đạo múa nổi tiếng trong và ngoài nước. Tình yêu của anh và bạn trai Huỳnh Nhiệm được nhiều người ngưỡng mộ.

Cặp đôi nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn và doanh nhân Sơn Đoàn kết hôn ngày 24.1.2015 với sự tham dự của gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao thời trang tên tuổi trong nước.

Hồ Vĩnh Khoa và bạn trai Rhonee Rojas từng thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng khi công khai kết hôn vào đầu tháng 10.2017. Đặc biệt, ngay khi hình ảnh trong đám cưới tại Mỹ của Hồ Vĩnh Khoa được hé lộ, người hâm mộ không khỏi vui mừng, ngưỡng mộ và liên tục chúc mừng nam người mẫu.

===============================

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồng giới

Cách đây 20 năm, Hà Lan đã làm nên lịch sử khi 3 cặp đồng tính nam và 1 cặp đồng tính nữ tổ chức kết hôn tại thủ đô Amsterdam. Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa quan hệ đồng giới.

Xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, được mưu cầu hạnh phúc giống như mọi người. Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới sẽ giúp cho xã hội bớt cái nhìn định kiến, bớt đi sự chú ý với người đồng tính. Việc này cũng giúp giảm bớt các vấn đề xã hội liên quan đến người đồng tính, đảm bảo được quyền lợi của người đồng tính cũng như những người có liên quan.

Hôn nhân đồng giới ở Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.

Trong nỗ lực hòa nhập vào cộng đồng xã hội chung, người đồng tính cũng đang ra sức cố gắng để được xã hội chấp nhận, như tâm sự của Schouten, người trong cặp kết hôn đồng tính nữ cách đây 2 thập kỷ tại Hà Lan: “Bạn muốn được xem như là bình thường. Chúng tôi không nghĩ rằng tất cả những điều này là cần thiết cho cá nhân chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn làm hết sức mình để đóng góp, để được chấp nhận tốt hơn và để một ngày nào đó mọi người không còn coi việc này là đặc biệt nữa. Đó là điều tôi hy vọng cho tương lai”.

Sau Hà Lan, đến nay đã có gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm hầu hết các nước thành viên EU, Mỹ và Australia, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở Nam Mỹ hợp pháp hóa quan hệ đồng giới và Đài Loan (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ đầu tiên ở châu Á làm điều này./.

Ngày đăng: 31.07.2021